Mô hình cốc tay cầm còn được gọi là (mô hình cup and handle) và đây là mô hình cực kỳ quan trọng đối với những trader vì mô hình này nếu biết cách xem xu hướng sẽ có lợi nhuận cực kỳ cao và mô hình này đã mang lại nhiều lợi nhuận cho những trader chuyên nghiệp.
Vậy mô hình này hình dạng như thế nào, cách chơi ra sao và bạn hãy cùng tôi cùng tìm hiểu về mô hình này nhé.
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Như hình thì các bạn cũng thấy được thị trường giảm giá rồi tăng dần tạo thành đường cong mà nhiều người gọi đó là đáy của chiếc cốc và sau đó lại tiếp tục giảm nhẹ xong rồi tăng tạo thành hình tay cầm của chiếc cốc.
Và phần tay cầm này được hình thành từ 1 đến 2 tuần và có khi giảm giá mạnh xuống đáy trước khi được kéo lên và khối lượng giảm mạnh gần như cạn kiệt thanh khoản ở gần khu vực đáy của tay cầm.
Và lúc này lượng cung đã giảm bớt hoặc những nhà giao dịch không đủ mạnh đã được loại bỏ nhờ các phiên giảm giá này và đây chính là cơ hội đu đỉnh cho các trader vì khi lượng cung yếu dần thì chỉ cần một lượng cầu nhỏ thôi đã đủ để cho giá tăng mạnh.
Mô hình chiếc cốc tay cầm thường được hình thành từ 3 đến 6 tháng và khoảng cách đi từ đầu đến đáy cốc là 12% – 15% và cũng có lúc lên đến 33%. Vào năm 2005 Bulkowski đã nghiên cứu ra mức tăng trung bình của nó sau khi phá vỡ là 34% và đưa ra mục tiêu giá cho mô hình này như sau:
Mô hình Cup & Handle:
- {(Giá cao nhất trên miệng cốc – Giá thấp nhất ở đáy cốc) * 50%} + Giá phá vỡ
- Mô hình Cup & Handle đảo ngược
- Giá phá vỡ – {Chiều cao tay cầm * 47%}
Những điều cần quan sát thật kỹ Chiều dài: Cốc thường có đáy hình chữ “U” dài và nhiều hơn báo hiệu cho bạn biết tín hiệu mạnh và bạn nên né cốc có đáy chữ “V” sắc nét ra.
Độ sâu: Không có gì tuyệt đối vậy nên tốt nhất là cốc nên quá sâu và bạn cũng nên né các tay cầm quá sâu, vì tay cầm sẽ hình thành ở nửa trên của cốc.
Khối lượng: khi giá giảm bạn cũng nên giảm khối lượng và tốt nhất là vẫn thấp hơn mức trung bình vì sau đó giá sẽ tăng khi cổ phiếu bắt đầu tăng trở lại mục đích để kiểm tra mức giá cao trước đó.
Lưu ý: phần trên của tay cầm càng xa khỏi mức giá cao thì sự đột phá giá lại càng trở nên cần thiết.
Giao dịch với mô hình Cốc và tay cầm như thế nào?
- Cách 1: Bạn hãy vào MUA khi đáy cốc vừa hình thành và bạn hãy theo dõi khi đường giá có khuynh hướng đi ngang tạo đáy cốc và khi đường giá bắt đầu cong lên nhẹ sẽ kèm khối lượng tăng hơn so với mức trung bình của giai đoạn liền trước thì mua vào.
- Cách 2: bạn có thể MUA tại đáy tay cầm và theo như bình thường thì khoảng cách từ miệng xuống đáy tay cầm chỉ bằng 1/3 chiều cao của cốc và bạn nên cân nhắc khi Mua ở đây.
- Cách cuối: bạn MUA khi giá Breakout (phá vỡ mức giá) vượt miệng cốc và theo như bình thường thì khối lượng ở phiên vượt thường sẽ cao hơn khối lượng trung bình của tay cầm.
Các bạn nên lưu ý rằng trước khi mô hình cốc tay cầm xuất hiện bạn hãy chắc chắn rằng cặp tiền đã tăng 30% trước đó vì điều này đảm bảo cặp tiền này đang trong xu hướng tăng giá cực cao và việc điều chỉnh tạo các mô hình chỉ là bước đệm nhẹ để chuẩn bị cho một đợt tăng giá mới.
Như vậy là các bạn đã biết được mô hình cốc tay cầm là gì cũng như cách giao dịch của nó. Chúc bạn kiếm thật nhiều tiền từ mô hình này nhé.
- Forex Trading là gì? Giới thiệu mọi thứ cần biết về giao dịch Forex
- Khái niệm PIP và LOT là gì? Cách tính PIP và LOT trong Forex
- Khái niệm Swing Trading là gì? Cách giao dịch Swing Trading mà bạn nên biết
- Lot là gì trong Forex? Khái niệm và cách tính khối lượng giao dịch Forex
- Margin là gì? Các khái niệm Margin dành cho người mới học chơi Forex