Hướng Dẫn Dùng Chỉ Báo MACD Vô Địch Trong Forex

Nếu bạn là nhà đầu tư hay trader thì chỉ báo MACD là công cụ cực kỳ hữu dụng cho bạn vì nó phân tích thông số kỹ thuật cực kỳ chính xác và bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho bạn những mà bạn cần biết về MACD

Đường MACD là gì? MACD là chỉ số gì?

Biểu đồ chỉ báo MACD
Biểu đồ chỉ báo MACD

là chỉ báo động lượng và xu hướng được tạo ra bởi Gerald Appel. MACD được thiết kế nhằm mục đích chỉ ra các thay đổi về xu hướng, sức mạnh, động lượng và thời gian của một xu hướng giá. The Moving Average Convergence Divergence (Đường trung bình động hội tụ phân kỳ) và là chữ nghĩa của MACD.

Đường MACD thể hiện:

Tín hiệu mua bán cổ phiếu
Xác định độ mạnh của xu hướng
Nhiều nhà đầu tư còn coi đường MACD đánh giá tài sản (coin, cổ phiếu, forex…) xem mình có bán quá nhiều hay mua quá nhiều không

Cấu tạo và công thức của chỉ báo MACD

MACD: EMA 12 – EMA 26 ( tính từ sự sai biệt của 2 đường EMA có chu kỳ lần lượt là 26 và 12)
Đường tín hiệu: EMA 9 (thông số mặc định là 9)
MACD Histogram: Đường MACD – Đường tín hiệu (chênh lệch giữa đường MACD và đường signal)

Hướng dẫn sử dụng MACD

Vì MACD dựa theo đường trung bình (MA) vì vậy chúng ta sẽ sử dụng MACD để phân tích động lượng cũng như tìm kiếm các điểm vào theo xu hướng và ở lại trong đó đến khi thấy động lượng giảm. Và sau đây là những dấu hiệu để nhận biết xu hướng đổi chiều bằng MACD cũng như.

Đường MACD cắt mức tham chiếu 0

Đường MACD cắt mức tham chiếu 0
Đường MACD cắt mức tham chiếu 0

Nhìn ở biểu đồ (hình) chúng ta thấy được có 2 đường MA là EMA 12 & EMA 26. Chúng ta hãy xem chuyển động của đường MACD và sự giao cắt của 2 đường MA

Như hình thì đường EMA 12 cắt (nằm) xuống dưới đường EMA 26 (thì đó là biểu hiện xu hướng giảm hình thành) thì đường MACD cắt (nằm) xuống dưới mức 0

Và ngược lại nếu EMA 12 cắt (nằm) lên trên đường EMA 26 (thì đó là biểu hiện xu hướng tăng hình thành) thì MACD cũng cắt (nằm) lên trên mức 0

Vậy thì khi bạn thấy đường MACD mà giao cắt (nằm) với mức 0 thì khả năng sẽ có một xu hướng tăng – giảm mới sẽ hình thành.

Đường tín hiệu (signal)

Đường tín hiệu (signal)
Đường tín hiệu (signal)

Bạn hãy theo dõi cách chuyển động của nó (đường tín hiệu) với đường MACD. Khi 2 đường này cách xa nhau thì có nghĩa là xu hướng đang mạnh dần lên và ngược lại nếu 2 đường này gộp lại với nhau thì nghĩa là đà giảm/tăng đang mất đi sức mạnh

Điều này có thể không chính xác khi đối với một xu hướng mạnh. Sự giao cắt giữa 2 đường này có thể xuất hiện trong khi xu hướng vẫn tiếp diễn, như trong vùng (3) của hình và bạn đừng bối rối vì sự giao cắt này.

Các điểm vào lệnh xu hướng

Để tăng sự chính xác bạn nên kết hợp MACD với hành động giá, vì nếu vào lệnh mà chỉ dựa theo chỉ báo MACD thì sẽ có rất nhiều tín hiệu nhiễu và có thể có mức hiệu rất kinh khủng

Biểu đồ 6 vùng
Biểu đồ 6 vùng

Biểu đồ (hình) sẽ được phân làm 6 vùng gồm:

  • Vùng tích lũy: 1, 3
  • Vùng xu hướng: 2,4,6
  • Vùng phân kỳ: 5

Theo hình thì các vùng sẽ mua vào là cuối vùng 3 và cuối vùng 1 do MACD đã cắt lên đường 0 và đặc biệt là giá phá vỡ kháng cự của mô hình.

Vùng 5 là vùng sẽ thoát lệnh mua khi mà giá phá hỗ trợ, cùng lúc xảy ra tín hiệu phân kỳ từ MACD

Nếu bạn biết cách tận dụng thì nên vào lệnh từ đoạn đầu của xu hướng với những tín hiệu phân kỳ như vùng 5 . Và nếu tận dụng được thì biên độ lợi nhuận sẽ rất lớn.

Sau bài viết này bạn đã biết khái niệm chỉ báo MACD cũng như cách sử dụng MACD, chúc bạn áp dụng kiến thức thành công và kiếm nhiều tiền từ forex.

Chia sẻ:
, , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *